Chồng bạn thanh toán khoản vay không đúng hạn nên bị dính lịch sử nợ xấu. Và lúc này bạn muốn mua hàng trả góp nhưng lại lo sợ khi tổ chức bán hàng kiểm tra sẽ tìm hiểu về hồ sơ gia đình. Vì thế mà bạn vẫn chưa dám nộp hồ sơ đăng ký mua theo hình thức này. Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề: Chồng nợ xấu vợ có mua trả góp được không, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi…

Nợ xấu là gì? Có ảnh hưởng gì?

Chắc hẳn nhiều người chúng ta đã nghe đến thuật ngữ nợ xấu nhưng lại thật sự chưa hiểu được ý nghĩa đúng của nó. Nợ xấu có nghĩa là một khoản nợ khó đòi. Đây là một thuật ngữ thường được các ngân hàng hay tổ chức tín dụng sử dụng. Khi khách hàng có khoản vay tại ngân hàng/tổ chức, tuy nhiên khi đến hạn vẫn chưa thanh toán đầy đủ thì sẽ dẫn tới nợ xấu. Các hồ sơ bị xếp vào nhóm nợ xấu có thời gian quá hạn từ 90 ngày kể từ ngày bắt đầu đến hạn trả.

Nợ xấu là tình trạng mà mọi người tiêu dùng đều không nên mắc phải. Nó có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến khả năng vay vốn, mở thẻ tín dụng của khách hàng sau này. Việc thanh toán chậm trễ hoặc chưa thanh toán dù đã quá hạn sẽ làm hồ sơ tín dụng của người đi vay xuất hiện lịch sử nợ xấu. Ngay cả khi khách hàng đã tất toán các khoản nợ xấu trước đó thì hồ sơ tín dụng của người vay cũng sẽ hiện hữu thông tin về khoản nợ xấu tùy vào nhóm nợ xấu mà họ mắc phải.

Phân loại nợ xấu

  • Nợ xấu nhóm 1: Các khoản vay có thời gian quá hạn từ 10 ngày sẽ được xếp vào nhóm này. Khách hàng có thể được xem xét vay ngay.
  • Nợ xấu nhóm 2: Nợ cần chú ý. Thời gian quá hạn từ 10 – 30 ngày, khách hàng có thể vay trở lại sau 12 tháng.
  • Nợ xấu nhóm 3: Được gọi là nợ dưới tiêu chuẩn, có thời gian quá hạn từ 30 – 90 ngày. Trường hợp này có thể vay trở lại sau 5 năm.
  • Nợ xấu nhóm 4: Là nhóm nợ nghi ngờ mất vốn, thời gian quá hạn từ 90 – 180 ngày. Nhóm này phải mất 5 năm để xóa nợ xấu.
  • Nợ xấu nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn không thể thu hồi, nợ từ 180 – 365 ngày trở đi.

Hiện tại các ngân hàng, tổ chức thường sử dụng hệ thống CIC là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Tại đây, nó lưu trữ lịch sử nợ xấu của khách hàng theo các mức độ và được chia thành 5 nhóm như trên.

Chồng nợ xấu vợ có mua trả góp được không?

Chồng nợ xấu vợ có mua trả góp được không là câu hỏi của nhiều người khi người thân trong gia đình bị dính nợ xấu. Để tìm ra câu trả lười, chúng ta cần tìm hiểu trả góp là gì và trả góp cần điều kiện gì.

Mua trả góp là gì?

Mua hàng trả góp chính là hình thức mua hàng mà không phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền của món hàng. Mà sẽ được tính số tiền gốc cộng với lãi suất và chia nhỏ ra từng tháng để chi trả. Đây là lựa chọn của hầu hết những người muốn mua hàng mà không đủ điều kiện để chi trả ngay.

Khi mua hàng trả góp, người đi mua phải có lịch sử tín dụng tốt và có mức thu nhập ổn định. Ở một số điểm mua bán như thế giới di động thì yêu cầu đơn giản hơn. Nhưng nếu bạn mua xe máy, ô tô… thì cần phải có rất nhiều thủ tục lằng nhằng khác.

Câu trả lời

Việc mua trả góp nghĩa là bạn dùng danh nghĩa cá nhân của bạn để đi vay và mua. Khi đó nhân viên sẽ yêu cầu bạn đưa CMND hoặc bằng lái xe. Họ sẽ tìm kiểm lịch sử tín dụng của bạn trên hệ thống CIC. Nếu như thấy hồ sơ tốt thì họ sẽ cho phép bạn mua hàng bằng hình thức trả góp này.

Việc mua trả góp không xem xét chặt chẽ như vay tiền ngân hàng nên cơ hội mua hàng trả góp của vợ là . Bởi bản chất vay mua hàng trả góp là vay cá nhân. Ngân hàng, tổ chức không quan tâm người thân của bạn có nợ xấu hay không mà chỉ quan tâm cá nhân người đứng tên vay có nợ xấu không thôi. Dù chồng có nợ xấu nhưng người đứng tên vay không có hồ sơ nợ xấu thì bạn vẫn có thể mua trả góp nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chí của những tổ chức tín dụng đó.

Do đó, bạn có thể yên tâm mua trả góp ngay cả khi chồng của bạn có lịch sử nợ xấu.

Lưu ý: Nếu bạn mua trả góp mà yêu cầu cung cấp sổ hộ khẩu. Rất có thể họ sẽ tìm ra nợ xấu của chồng bạn. Lúc này có thể yêu cầu mua trả góp sẽ không được chấp nhận.

Tổng kết

Như vậy, câu hỏi Chồng nợ xấu vợ có mua trả góp được không? không còn là mối bận tâm của nhiều người. Bạn có thể thoải mái mua hàng trả góp ngay cả khi chồng của mình bị dính nợ xấu. Tuy nhiên, bạn đọc cũng nên nhận rõ nghĩa vụ của việc thanh toán nợ đúng hạn và đầy đủ để tránh trường hợp cả vợ và chồng đều có lịch sử nợ xấu. Khi đó, bạn sẽ không thể mua trả góp bất cứ sản phẩm gì. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Đọc thêm:

5/5 (1 Review)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây